Uống thuốc ngủ quá liều phải làm sao? Một trong những câu hỏi mà nhiều người vẫn luôn thắc mắc. Có lẽ đây cũng là một trong những vấn đề mà bạn nên biết, bởi có thể trong một hôm nào đó bạn sẽ cứu được một mạng người đấy.
Contents
Uống thuốc ngủ quá liều phải làm sao?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Khó ngủ, mất ngủ nên nhiều người tìm đến thuốc ngủ. Tuy nhiên, đôi khi quá lạm dụng uống quá liều có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Khi đó, yêu cầu cơ bản và trọng tâm nhất của việc xử trí người dùng thuốc ngủ quá liều đó là:
- Loại bỏ chất thuốc trong người, hạn chế tối đa việc thuốc ngấm vào máu.
- Khai thông đường thở, đảm bảo đường thở luôn được thông thoáng.
- Xử lý nhanh chóng, đưa người sử dụng thuốc vào trung tâm y tế gần nhất không quá 30 phút.
Và đối với một người nào đó sử dụng thuốc ngủ quá liều, sẽ có hai trường hợp xảy ra: Người uống thuốc vẫn còn tỉnh, tự nhận thức được và người dùng thuốc đã rơi vào trạng thái hôn mê.
Người bệnh vẫn còn tỉnh, tự nhận thức được
Nếu là em bé, trẻ nhỏ: Hãy dùng tay cho sâu vào bên trong để kích thích gây nôn cho bé.
Nếu là người lớn: Bạn hãy bảo họ tự gây nôn cho mình bằng cách cho tay vào sâu trong miệng, móc họng hay đè gốc lưỡi. Hoặc bạn cũng có thể dùng nước muối pha thật đặc hoặc thuốc thật đắng để kích thích việc nôn,…. Chung quy, phải làm sao cho người bị nạn (người dùng thuốc ngủ quá liều) loại bỏ được càng nhiều chất thuốc trong cơ thể càng tốt.
Tiếp theo đó, nếu gia đình có sẵn thuốc siro Ipeca thì hãy cho người gặp nạn uống với liều 30ml kèm với 300ml, đó là liều dùng cho người lớn (trẻ em thì dùng ½ liều người lớn). Tác dụng chính là tiếp tục thực hiện quá trình tống chất thuốc ra khỏi cơ thể.
Sau đó, nhanh chóng đưa người gặp nạn vào bệnh viện, trung tâm y tế gần nhất.
Lưu ý: Trong khi đưa người gặp nạn đến bệnh viện, bạn hãy nên mang theo lọ hoặc nhãn thuốc người gặp nạn đã dùng, thậm chí là chất nôn người gặp nạn vừa nôn ra. Mục đích là để cho y bác sĩ có hướng điều trị đúng đắn nhất.
Người gặp nạn đã rơi vào tình trạng hôn mê
Không như trường hợp đầu tiên, trường hợp thứ hai không khuyến khích sơ cứu người gặp nạn bằng cách gây nôn. Bởi lẽ, điều đó có thể khiến cho đường thở của người gặp nạn bị tắc nghẽn.
- Thay vào đó, hãy cho người gặp nạn nằm ở tư thế đầu nghiêng hẳn về một bên, nằm thấp và đảm bảo sự lưu thông trong khi luôn được thuận lợi.
- Và để chắc chắn đường thở của người gặp nạn được lưu thông, người nhà hoặc nhân viên y tế sẽ phải thường xuyên thăm chừng và hút đàm cho nạn nhân để giữ lượng oxy vào cơ thể.
- Tiếp đến, khẩn cấp đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất và hãy nhớ mang theo lọ thuốc người gặp nạn sử dụng nhé.
Một điều nữa cần lưu ý trong cả hai trường hợp. Đó là khi phát hiện người bị nạn xảy ra dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở phải thực hiện cấp cứu tim và phổi ngay tức khắc với phương thức hô hấp nhân tạo.
Đấy, chính xác là những công việc cần phải làm để xử trí cho người dùng thuốc ngủ quá liều.
Kèm với đó, bạn nên biết rằng: Thời gian vàng để xử trí các tình huống ngộ độc, sử dụng thuốc ngủ quá liều chỉ là 30 phút thôi đấy. Còn nữa, nếu để tình trạng kéo dài hơn 2 tiếng mà không xử trí gì thì chắc chắn người sử dụng thuốc quá liều sẽ gặp nạn nguy hiểm tính mạng.
Uống 2 viên thuốc ngủ có sao không?
Câu hỏi này thực ra rất khó để có được một đáp án chính xác được. Bởi vì điều này còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, tình trạng bệnh lý và đơn thuốc mà bác sĩ chỉ định,…. Có người chỉ cần sử dụng 1 viên thuốc ngủ cho một ngày là đủ, có người cần nhiều hơn thế nhưng cơ thể họ đáp ứng được lượng thuốc đó.
Tuy nhiên, thông thường với đa số mọi người, chỉ cần một viên thuốc ngủ thôi cũng đã có hiệu quả nhất định trong việc ức chế thần kinh tạo cảm giác buồn ngủ và khiến con người dễ dàng rơi vào giấc ngủ rồi. Vậy nên, nếu thật sự bạn cần phải sử dụng đến 2 viên thuốc ngủ cho giấc ngủ của mình, bạn nên phải liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nhé.
Nếu vì tự ý sử dụng 2 viên thuốc ngủ mà chưa có sự đồng ý hoặc chỉ định chuyên khoa của bác sĩ dẫn đến ngộ độc thuốc, người gặp nạn sẽ có thể xảy ra hiện tượng cơ thể mệt mỏi, chân tay bắt đầu lạnh mà nhiệt độ cơ thể thì có thể tăng cao, mạch nhanh, huyết áp tụt, và nếu để kéo dài tình trạng này mà không có người sơ cứu hoặc không được chuyển vào bệnh viện kịp thời thì e là không còn gì để nói nữa cả.
Một thông tin bổ sung bạn cũng nên biết: Nếu cảm thấy liều dùng thuốc hiện tại không đáp ứng được với nhu cầu cơ thể và muốn tăng liều, nhưng tăng liệu lại chứa nhiều nguy cơ. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo y bác sĩ về các phương cách, bài thuốc gần gũi với tự nhiên, điều hòa cơ thể, vận động hợp lý để tạo nên những giấc ngủ ngon cho chính bạn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được khi uống thuốc ngủ quá liệu phải làm sao? Và cả những tác hại của việc sử dụng thuốc ngủ khi chưa có chỉ định của y bác sĩ là như thế nào? Hãy trân trọng sức khỏe bản thân của mình nhé.