Mất ngủ là gì? Nguyên nhân và hậu quả nghiêm trọng

Bị mất ngủ liên tục được xem là nỗi ám ảnh kinh hoàng của con người thời hiện đại. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng mất ngủ kéo dài là do mắc các bệnh lý hay do ăn uống hàng ngày,… Chi tiết hơn về căn bệnh này mời bạn theo dõi tiếp bài viết dưới đây.

Mất ngủ là gi?

Mất ngủ kéo dài là chứng rối loạn giấc ngủ, cụ thể là 2 ngày trở lên, người bệnh ngủ không đủ giấc. Theo một số nghiên cứu của các nhà khoa học, trung bình mỗi ngày người trưởng thành cần ngủ ít nhất 8 tiếng. Thế nhưng do tình trạng bị mất ngủ liên tục kéo dài người bệnh thường  trong trạng thái đờ đẫn và mệt mỏi

Mất ngủ đầu giấc

Nằm mãi mà không thể ngủ được, thường phải trằn trọc, quay ngang quay ngửa đến tận 1-2 giờ sáng.  Nhưng muốn ngủ lại thì vô cùng khó khăn và không tài nào có thể chợp mắt được.

Khó đi vào giấc ngủ

Bị mất ngủ liên tục sẽ gây ra triệu chứng khó đi vào giấc ngủ cho người bệnh. Cụ thể, có các bộ phận như tay, chân và mắt sẽ mỏi nhưng không thể nào chợp mắt được.

Ngoài ra người bệnh cũng rất dễ bị thức giấc và không thể nào ngủ lại được nữa.

bi-mat-ngu-lien-tuc-la-tran-troc-khi-ngu
Khó ngủ, trằn trọc khi ngủ trong nhiều ngày là dấu hiệu của bệnh mất ngủ liên tục

Mơ sảng, mộng du

Trong trường hợp này, người bệnh bị mất ngủ rất dễ bị mộng du, mơ sảng. Giấc ngủ chập chờn kèm theo thường giật mình tỉnh giấc lúc nửa đêm. Người bệnh thường rất hay cáu gắt và lo lắng cho giấc ngủ của mình.

Tuy nhiên để kéo dài một giấc ngủ ngon và sâu thì lại là việc rất khó.

Nguyên nhân bị mất ngủ liên tục

Đau xương khớp

Các nhà khoa học từ Đại học California đã tiến hành một nghiên cứu chỉ ra rằng: Xương khớp có liên quan đến chứng mất ngủ của chúng ta.

Trên thế giới có rất nhiều người mắc bệnh xương khớp và có tới 70% số người trong đó bị ảnh hưởng tới giấc ngủ. Đau xương khớp sẽ làm cho cơ thể của bạn đau nhức ở các phần khớp, từ đó khiến cho giấc ngủ chập chờn.

Nhóm người dễ mắc phải những triệu chứng này thường thuộc nhóm từ 35 đến 65 tuổi.

Thực phẩm sử dụng hằng ngày

Đồ ăn thức uống mà bạn sử dụng hằng ngày cũng là một trong các nguyên nhân của triệu chứng mất ngủ  liên tục.

Cụ thể, nếu trong một ngày bạn sử dụng quá nhiều đồ uống kích thích, có cồn như bia, rượu hay một số đồ uống có gas thì ảnh hưởng rất lớn không chỉ đến giấc ngủ, mà cả sức khỏe của bạn.  Các tế bào sẽ phải hoạt động liên tục để đào thải những chất có hại ra cho cơ thể. Nhất là thận, thận cũng phải hoạt động trong những lúc bạn nghỉ ngơi nên chứng mất ngủ từ đó mà xuất hiện.

Ngoài ra, nếu trước khi ngủ bạn ăn với một lượng thức ăn quá lớn. Thì trong quá trình các tế bào khác nghỉ ngơi, dạ dày cũng phải thực hiện hoạt động co bóp, xay nhuyễn thức ăn cho cơ thể nên nên cơ thể sẽ khó chìm vào giấc ngủ hơn.

Mãn kinh

Được biết, ở phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh thì giấc ngủ của họ sẽ bị đảo lộn. Nghiên cứu mới tại Đại học bang Pennsylvania cho thấy rằng nếu có 10 người phụ nữ rơi vào thời kỳ mãn kinh thì có đến 7 người bị rối loạn ở giấc ngủ, ngủ không sâu giấc, ngủ chập chờn và rất hay thức dậy vào nửa đêm.

Phụ nữ tuổi mãn kinh có nguy cơ bị mất ngủ liên tục cao
Phụ nữ tuổi mãn kinh có nguy cơ bị mất ngủ liên tục cao

Môi trường xung quanh

Nếu muốn có một giấc ngủ ngon và sâu, loại bỏ được chứng mất ngủ thì bạn nên tạo cho mình một không gian thoải mái. Cường độ ánh sáng phù hợp với bản thân. Ánh sáng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở người trưởng thành. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ gây kích thích đến vùng thị giác, làm cho đôi mắt của bạn rơi vào trạng thái mỏi mệt. Từ đó, mắt sẽ khô và chảy xệ theo thời gian. 

Còn nếu ánh sáng quá yếu, mọi hoạt động trong công việc của bạn sẽ khó để thực hiện. Bạn phải tập trung hết mức để giải quyết được công việc xung quanh. Nên đó cũng là lý do khiến cho đôi mắt của bạn mệt mỏi. Tinh thần sẽ căng thẳng và mất ngủ là điều dễ xảy ra

Tư thế ngủ không phù hợp

Nhiều người cho rằng, mất ngủ liên tục là do các tác động bên ngoài chứ không liên quan gì đến hoạt động của bản thân. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu bạn tìm được cho mình một tư thế ngủ phù hợp sẽ tạo điều kiện cho khí huyết lưu thông tốt hơn. Đồng thời kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn.

Theo Tiến sĩ John Douillard, nằm nghiêng bên trái có lợi cho sức khỏe của bạn.

Những bất thường trong nhịp sinh học

Thông thường, đến độ cuối tuổi thiếu niên, đồng hồ sinh học của một số người sẽ bị thay đổi bởi nhịp sống và các hoạt động trong đời sống bị thay đổi. Sự thay đổi này khiến cho họ có một năng lượng bùng nổ vào buổi tối thay vì ngược lại. Cách tốt nhất là bạn nên cân bằng các công việc trong cuộc sống với một thời gian biểu phù hợp.

Hậu quả, tác hại của mất ngủ

Tình trạng mất ngủ đi ngược lại với nhịp độ sinh học của cơ thể. Lâu dần, tình trạng này sẽ gây ra những hậu quả với người bệnh.

Căng thẳng, stress

Mất ngủ lâu ngày ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh với những biểu hiện như: Căng thẳng, mệt mỏi, hay cáu gắt, stress… Người bệnh rơi vào trạng thái trầm cảm mà bản thân không kiểm soát được.

Suy giảm trí nhớ

Khi vào giấc ngủ đủ sâu, trí nhớ trong một ngày sẽ được sắp xếp lại trong não bộ. Nếu tình trạng mất ngủ xảy ra, khả năng ghi nhớ của người bệnh sẽ giảm đi rõ rệt.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp

Hệ thần kinh bị kích thích dẫn đến giải phóng nhiều hóa chất trung gian, làm co mạch gây tăng huyết áp, bệnh mạch vành.

Mệt mỏi, xanh xao

Nội tạng trong cơ thể cần giấc ngủ sâu để hoạt động như: Gan, mật, tụy, ruột… Khi bị chứng mất ngủ kéo theo sự hoạt động của các cơ quan kém đi, cơ thể không thể chuyển hóa và thải độc dẫn đến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, hay mắc bệnh.

Điểm qua một vài hậu quả của chứng mất ngủ để thấy được tầm quan trọng của giấc ngủ. Người bệnh nên tìm đến các giải pháp dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, không nên tự ý mua thuốc vì đa số các loại thuốc ngủ hiện nay đều có tính hướng thần và phải được theo dõi chặt chẽ.

Mất ngủ ngày càng trở nên phổ biến do sự phát triển không ngừng nghỉ của xã hội kéo theo vô vàn áp lực trong cuộc sống. Chọn lựa lối sống lành mạnh, cùng với thăm khám định kì sẽ giúp cho mọi người luôn giữ được trạng thái sức khỏe tốt nhất. Đẩy lùi tình trạng mất ngủ, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các giải pháp chữa mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ cả đêm và tình trạng bị mất ngủ thườg xuyên xảy ra khiến cho cơ thể của bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán chường và rất khó tập trung vào công việc. Không chỉ vậy, tình trạng này còn làm giảm sức đề kháng trong cơ thể và giảm tuổi thọ của bạn xuống một cách trầm trọng.

Để khắc phục những tình trạng trên, bạn hãy làm theo một số lời khuyên của các chuyên gia sau đây:

Để dễ ngủ cần tạo không gian ngủ sạch sẽ, tinh thần thoải mái khi ngủ
Để dễ ngủ cần tạo không gian ngủ sạch sẽ, tinh thần thoải mái khi ngủ

Tạo phòng ngủ thoải mái

Hãy đảm bảo rằng, giường nằm của bạn không quá cứng và tạo được cảm giác thoải mái lúc nằm.

Ngoài ra, để có một giấc ngủ ngon và sâu bạn cần có được một không gian yên tĩnh. Tránh được tiếng ồn do môi trường ngoài tác động vào.

Duy trì giờ giấc ổn định

Để đánh bay được chứng mất ngủ liên tục, bạn cần phải xây dựng được cho mình một giờ giấc sinh hoạt khoa học. Tránh những giấc ngủ ngắn vào ban ngày và giấc ngủ tranh thủ vào ban đêm để hoàn thành công việc trong ngày.

Nếu giờ giấc của bạn không khoa học và ổn định thì giấc ngủ của bạn cũng không được đảm bảo.

Tạo một tinh thần sảng thoải mái, thư giãn

Cuộc sống vốn là một chuỗi hành trình cần chúng ta khám phá và tìm tòi. Cũng không bởi vì thế mà bạn tự tạo cho mình một gánh nặng bản thân. Để rồi luôn rơi vào tình trạng lo lắng, stress. Điều đó không chỉ gây bệnh mất ngủ cho bản thân mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.

Điều chúng ta nên làm là tạo cho bản thân một tinh thần luôn thoải mái và phấn chấn. Một hành trang tốt về sức khỏe lẫn tinh thần để có thể đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Từ đó mang lại hạnh phúc cho mọi người xung quanh.

Hy vọng bài viết có thể làm rõ hơn cho mọi người hiểu về chứng mất ngủ. Và thông qua bài viết này mong mọi người hãy có một cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống. Nếu chứng mất ngủ của bạn không thể chấm dứt được trong vài ngày và xuất hiện những dấu hiệu trầm trọng hơn thì nên tìm đến gặp những bác sĩ chuyên gia trong những lĩnh vực này để khám nhé

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *