Trẻ con vốn rất hiếu động. Việc vui chơi, chạy nhảy cùng bạn bè không tránh những lần té ngã. Tuy nhiên, nếu bé bị ngã đập đầu phía sau thì các bậc phụ huynh không nên chủ quan. Bố mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết này để có phương án xử lý kịp thời cho bé nhé!
Contents
Bé bị ngã đập đầu phía sau có nguy hiểm không?
Trẻ em vốn rất tò mò và hiếu động. Những năm đầu của cuộc đời là giai đoạn tập đi, nhảy múa, quan sát và tìm hiểu thế giới xung quanh nên việc bé bị té ngã xảy ra rất thường xuyên. Một vài vết thương ở chân, tay hay đầu gối có thể sẽ không khiến bố mẹ phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu bé bị ngã đập đầu ở phía sau thì bố mẹ không nên chủ quan.
Với những trường hợp bé bị ngã từ phía sau, chỉ có biểu hiện bị sưng nhẹ ở đầu, mẹ hãy chườm đá vào vết thương cho bé. Nếu bé bớt đau và giảm sưng thì mẹ có thể yên tâm rằng con có thể hồi phục sau 2-3 ngày. Nếu bé bị chảy máu do rách da đầu, bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám gần nhất để xử lý vết thương, tránh nhiễm trùng. Sức đề kháng của trẻ nhỏ khá tốt nên vết thương cũng sẽ nhanh lành hơn so với người lớn, vì vậy việc này không quá ảnh hưởng tới thể trạng của bé.
Tuy nhiên, trong trường hợp bé xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bố mẹ cần quan sát và đưa bé tới bệnh viện để theo dõi và làm chủ tình hình.
Tóm lại, bé bị ngã đập phía sau thực sự có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Bố mẹ không nên chủ quan mà bỏ qua các dấu hiệu không bình thường, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Để biết những biểu hiện nguy hiểm khi bé bị ngã đập đầu, các bậc phụ huynh hãy đọc kỹ phần dưới đây.
Biểu hiện bất thường của bé khi bị ngã đập đầu phía sau
Thông thường, việc trẻ em bị té ngã khi học tập, vui đùa là không thể tránh khỏi. Mặc dù vậy, nếu bé bị ngã đập đầu phía sau thì bố mẹ không nên xem nhẹ. Bởi dù không có biểu hiện bên ngoài nhưng cũng có thể dấu hiệu nguy hiểm lại tiềm ẩn ở bên trong. Vì vậy, bố mẹ hãy tìm hiểu một số biểu hiện dưới đây và đưa bé tới bệnh viện ngay khi gặp sự cố.
Trẻ đi đứng không vững
Khi bị ngã đập đầu phía sau, bé thường bị mất thăng bằng, đi đứng loạng choạng do phần gáy bị tổn thương. Lúc này, bố mẹ cần đỡ bé vào ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi. Khi bé đã ổn định hơn, bố mẹ cần quan sát bé đã lấy lại tinh thần, vận động bình thường hay chưa.
Trẻ ngất tại chỗ
Với một cú ngã mạnh vào bề mặt cứng (sàn nhà, cầu thang) đủ để khiến bé bị bất tỉnh tại chỗ. Lúc này đầu của bé có thể xuất hiện các khối máu bị tụ lại. Nếu không có biểu hiện của vết thương bên ngoài thì có thể bé đã bị chảy máu vào trong, gây nguy hiểm tính mạng.
Mắt lờ đờ
Sau cú ngã đập đầu phía sau, bé vẫn nhận thức được nhưng mắt có dấu hiệu mờ hồ, nhìn không rõ, bố mẹ cần đặc biệt quan tâm. Bố mẹ hãy quan sát các dấu hiệu ở mắt (đồng tử không đều, lác, hoa mắt), đặc biệt là lỗ tai và lỗ mũi vì bé có thể bị chảy máu từ 2 vị trí này.
Bé ngủ nhiều
Nếu trẻ ngủ ngay khi ngã, bố mẹ sẽ gặp khó khăn. Bởi nếu trẻ té ngã vào các thời điểm đi ngủ hằng ngày thì sẽ khó xác định xem bé bị tổn thương đầu hay không. Vì vậy, để thận trọng, các bố mẹ cần theo dõi các biểu hiện có thể xảy ra như co giật, hay giật mình,….
Bé nôn nhiều
Mặc dù chưa biết có ảnh hưởng tới sọ hay không nhưng sau khi bị ngã đập đầu ở phía sau thì bé có xu hướng nôn mửa từ 2 đến 3 lần. Hiện tượng này xảy ra khi bé khóc, ho nhiều hoặc hộp sọ bị va đập. Bố mẹ có thể cho bé uống nước hoặc sữa, tuyệt đối không sử dụng thức ăn để tránh bị trớ ra ngoài. Nếu bé nôn quá 3 lần kèm theo sốt cao, quấy bất thường thì đây là một dấu hiệu nguy hiểm.
Chấn thương ở vùng đầu
Khi bị té ngã đập đầu phía sau, bé có thể gặp các chấn thương ở sọ não (chảy máu, tụ máu trong, sọ bị lún rõ rệt). Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất. Trong 48 tiếng sau khi ngã, chấn thương sọ não bắt đầu tiến triển xấu với các biểu hiện như mất thị giác, dịch chảy từ mũi và tai sau đó bất tỉnh. Bố mẹ cần đưa bé tới bệnh viện nhanh nhất để chữa trị kịp thời.
Làm gì để hạn chế bé bị ngã đập đầu?
Để tránh các hậu quả cho bé khi bị ngã đập đầu từ phía sau, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế các tổn thương. Dưới đây là một số cách làm mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho em bé nhà mình.
- Sử dụng các loại thảm, đệm bằng các chất liệu êm mềm ở phòng hoặc không gian vui chơi trong nhà của bé.
- Nhà tắm là nơi bé rất dễ bị ngã do quá trơn vì vậy bố mẹ cần lát nền có đường vân hoặc cho bé đi dép chống trượt.
- Khi bé đến các khu vui chơi hoặc tập đi xe đạp, việc cho bé đội mũ và đeo miếng lót bảo hiểm đầu, khuỷu tay, chân là cần thiết. Bởi ở nơi đông người, việc quan sát bé khá khó khăn cho bố mẹ, nhất là với ông bà.
- Cầu thang cũng một trong các nơi nguy hiểm trong nhà vì bé có thể ngã từ trên cao xuống. Bố mẹ cần làm các song chặn không cho bé chơi ở cầu thang.
- Các góc cạnh bàn, ghế, cột cầu thang là vị trí khiến bé có thể bị rách da đầu khi va chạm mạnh. Vì vậy, bộ mẹ có thể bọc vải, miếng cao su vào các vị trí này. Ngoài ra, trong nhà có trẻ thì nên sử dụng bàn, ghế hình tròn là tốt nhất.
- Nếu em bé đang sử dụng các loại xe tập đi, bố mẹ cần chắc chắn luôn để ý đến bé. Bởi bé còn nhỏ chưa thể thắng đc xe tập với rất nhiều bánh. Bố mẹ hãy cho trẻ chơi trong khuôn viên nhà, tránh các nơi gồ ghề, ngõ ngách,… nhất là đường lớn với nhiều xe cộ.
- Bố mẹ nên chuẩn bị ghế ngồi ô tô dành riêng cho bé nếu gia đình có sử dụng phương tiện này. Điều đó có thể tránh cho bé không bị ngã xuống sàn xe khi các bố thắng xe gấp. Nếu trẻ đủ lớn, không phải dùng ghế nữa, bố mẹ cũng hãy nhớ luôn thắt dây an toàn cho bé nhé!
Trên đây là một số cách mà bố mẹ có thể áp dụng để bảo đảm an toàn cho bé. Nếu có những giải pháp khác, bố mẹ hãy chia sẻ cho nhau để các bé luôn được an toàn nhé!
Nhìn chung, bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin về tình trạng “bé bị ngã đập đầu phía sau” và cảnh báo các hậu quả cho bố mẹ. Tác giả hi vọng các bậc phụ huynh hãy luôn luôn theo sát bé nhà mình trong mọi hoạt động. Chúc các bé luôn khỏe mạnh!