Mất ngủ sau sinh nguyên nhân? Thói quen giúp mẹ bỉm ngon giấc

Chứng khó ngủ sau khi sinh là một trong những nguyên nhân khiến mẹ không có sữa cho con bú. Để giúp mẹ bỉm cải thiện tình trạng mất ngủ hãy chú ý đến các thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống,… nhằm cân bằng nội tiết tố và khiến mẹ ngủ ngon, sâu giấc hơn.

4 Nguyên nhân khiến mẹ bỉm mất ngủ về đêm

Thật không thể tránh khỏi việc mất ngủ xảy ra khi đang trong quá trình mang thai cho đến sinh con của phụ nữ. Nguyên nhân cơ bản bản dẫn đến chứng bệnh này chủ yếu nằm ở tâm lí của người phụ nữ. Do áp lực của cuộc sống kèm theo một số nội tiết tố thay đổi. Cơ thể của các mẹ bầu sẽ dễ nhạy cảm và nổi nóng hơn với những chuyện vụn vặt trong cuộc sống.

Dưới đây là những nguyên nhân gây mất ngủ sau sinh phổ biến:

Thức giấc cho con bú

Khó ngủ sau khi sinh, đặc biệt đối với mẹ sinh mổ là tình trạng rất phổ biến thường gặp. Cụ thể, vào thời kì đầu khi còn đang chăm trẻ sơ sinh:

  • Lúc này cơ thể người mẹ vừa mới phải trải qua một cơn đau về thể xác lẫn lo lắng về tinh thần. Nên sức khỏe về sinh lí mẹ cũng yếu dần hẳn đi.
  • Bên cạnh đó mẹ luôn phải thức giấc để cho con bú, giấc ngủ chập chờn, thường kéo dài từ 2 đến 3 tháng đầu. Điều này ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của mẹ bỉm, khiến tính tình của mẹ dễ nóng nảy và cáu gắt. 

Trong một số trường hợp, khó ngủ sau khi sinh còn là nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh. Thậm chí người mẹ còn xuất hiện cảm giác chán ghét con ruột của mình.

Mất ngủ sau sinh

Đau vết thương mổ

Các mẹ sinh mổ thường có nguy cơ mất ngủ cao hơn bởi vết mổ đó sẽ lâu lành hơn đối với những mẹ sinh thường. Và chứng khó ngủ sau khi sinh cũng từ đó mà xuất hiện.

Theo một số lời khuyên của bác sĩ, ít nhất cũng phải một tháng để các vết mổ dần hồi phục, trả lại tình trạng sức khỏe tốt như ban đầu cho mẹ. Vậy nên trong vòng một tháng đầu, các cơn đau nhức sẽ xuất hiện thường xuyên và làm cho mẹ bỉm sữa khó có được một giấc ngủ ngon.

Lượng thuốc tê còn sót lại

Khi đẻ mổ, thai phụ sẽ được tiêm một lượng thuốc tê vào cơ thể để bác sĩ dễ dàng thực hiện ca phẫu thuật. Tuy nhiên chính nó là một trong những nguyên nhân gây khó ngủ khi sau sinh ở mẹ bỉm sữa.

Cụ thể, khi tiêm thuốc tê vào người, các dây thần kinh của mẹ sẽ bị tê liệt tạm thời và có thể kéo dài đến tận mấy tuần sau. Vì điều này mà sự chán ăn xuất hiện, gây thiếu hụt về các chất dinh dưỡng khiến tinh thần mẹ uể oải, cơ thể đau nhức mệt mỏi. Từ đó sẽ khiến mẹ bỉm mất ngủ và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cho con bú.

Đau lưng trằn trọc mất ngủ

Các bà mẹ sinh mổ không ai không gặp triệu chứng đau lưng do tác dụng phụ của thuốc tê màng cứng gây ra. Theo nghiên cứu của một số chuyên gia, dù thai phụ có sức khỏe và sức đề kháng tốt đến đâu cũng không tránh khỏi những cơn đau lưng hoành hành sau sinh mổ. Lúc này các dây chằng xương chậu còn lỏng lẻo, trụ sống lưng yếu so với thời kỳ chưa mang thai do phải tập trung chất để nuôi thai nhi.

Có những mẹ sau sinh 2 – 3 tháng sẽ cảm thấy đau lưng đến vô cùng. Từ việc thay đổi trạng thái nằm ngồi, hay những cơn ho, tiếng hắt hơi mạnh cũng làm mẹ đau lưng. Và triệu chứng khó ngủ sau khi sinh cũng từ đó mà hoành hành trên cơ thể của các mẹ.

Nguyên nhân mất ngủ sau sinh

4 thói quen giúp mẹ bỉm dễ ngủ, ngủ sâu giấc

Để có giấc ngủ ngon và sâu giấc hơn, các mẹ bỉm nên thực hiện một số thói quen tốt sau:

Hạn chế và không nên dùng các thiết bị điện tử 1 tiếng trước khi ngủ

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khó ngủ sau khi sinh cũng là do một phần thói quen sinh hoạt không đúng cách và không đúng thời gian của các mẹ bỉm sữa. Việc sử dụng các thiết bị điện tử có thể kích thích đến các tế bào thần kinh, gây cho mẹ cảm giác đau nhức, mệt mỏi.

Ngoài ra, thứ ánh sáng phát ra từ các thiết bị đó đều là những thứ ánh sáng độc hại, có thể làm giảm mức melatonin.

Cân bằng nội tiết

Thay đổi nội tiết sau khi sinh không chỉ gây ra các triệu chứng như khô tóc, da bong tróc mà còn gây khó ngủ sau khi sinh. Mức estrogen thấp có thể gây rối loạn giấc ngủ, do vậy, cân bằng nội tiết tố là cách đơn giản giúp cải thiện tình trạng mất ngủ.

  • Để khắc phục các mẹ có thể bổ sung lượng estrogen đang thiếu hụt trong cơ thể bằng cách thêm vào khẩu phần ăn các thực phẩm được chiết xuất từ đậu nành.
  • Mặt khác mẹ bỉm cũng nên uống một số loại thực phẩm chức năng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

Thực hiện các thói quen tốt trước khi đi ngủ

Để có một giấc ngủ ngon và sâu hơn, bạn nên có một số phương pháp cải thiện về mặt tâm lí cũng như rèn luyện về sức khỏe.

  • Trước tiên bạn nên loại bỏ những tác động bên ngoài của môi trường như là tiếng ồn hoặc là ánh sáng.
  • Trong phòng mẹ bỉm nên tạo một nhiệt độ phù hợp với cơ thể, giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái và dễ chìm vào giấc ngủ hơn.

thói quen giúp mẹ bỉm dễ ngủ, ngủ sâu giấc

Nhờ sự giúp đỡ của người xung quanh

  • Nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng khó ngủ sau khi sinh kéo dài thì hãy chia sẻ điều đó với những người xung quanh và nhất là chồng mình. Chia sẻ cũng là một giải pháp giúp giải tỏa căng thẳng tâm lí ở các mẹ bỉm sữa. Giúp mẹ dễ chìm vào giấc ngủ và có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Ngoài ra, các anh chồng có thể giúp mẹ massage thư giãn xương cốt và chia sẻ gánh nặng chăm con lúc nửa đêm.
  • Và hơn hết điều quan trọng nhất để “giải cứu” mẹ bỉm sữa khỏi tình trạng mất ngủ sau sinh mổ đó là cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình. Đối việc việc người mẹ mất ngủ sau khi sinh thì nguyên nhân lớn nhất vẫn là từ tinh thần. Họ luôn trong tình trạng lo lắng và sợ hãi bởi sự thay đổi quá nhanh từ cuộc sống. Cụ thể, giờ giấc sinh hoạt thay đổi cho đến tính cách, ngoại hình. Vậy nên họ luôn cần sự động viên, an ủi từ những người thân cận.
  • Gia đình cần hỗ trợ như chia ca chăm sóc em bé; bồi bổ người mẹ với các loại thức ăn có tác dụng trong việc an thần, dễ ngủ.
  • Về tinh thần gia đình cần động viên, chia sẻ tâm tư tình cảm kịp thời với người mẹ.

Trên đây chính là nguyên nhân và một số biện pháp giúp các mẹ bỉm sữa đẩy lùi chứng khó ngủ sau khi sinh có thể thực hiện ngay tại nhà. Hy vọng với những thông tin trên chị em có thể có một trang bị tốt để chuẩn bị cho cuộc sống của một bà mẹ nuôi con nhỏ. Đồng thời giúp mẹ có một cuộc sống khỏe mạnh để có chất lượng sữa nuôi con tốt nhất.

Chúc các bà mẹ khó ngủ sau sinh tìm được một phương pháp trị liệu phù hợp với bản thân.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *