Mất ngủ ở tuổi dậy thì có tác hại gì? Phương pháp cải thiện

Khó ngủ ở tuổi dậy thì là tình trạng thường gặp ở lứa tuổi thiếu niên. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập cũng như đời sống sinh hoạt.

Nguyên nhân mất ngủ ở tuổi dậy thì

Giấc ngủ được các bác sĩ chuyên gia về thần kinh đánh giá là thức ăn cho não. Giúp não bộ hoạt động được hết công suất trong một thời gian dài cố định. Tuy nhiên việc mất ngủ, khó ngủ ở tuổi dậy thì xuất hiện ngày một càng nhiều ở thời đại phát triển này. Vậy chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân nó xuất phát từ đâu.

Ánh sáng xanh từ điện thoại

Với thời đại công nghệ phát triển như thời này. Smartphone là thiết bị phổ biến mà mọi lứa tuổi đều sử dụng. Nhất là lứa tuổi vị thành niên.

Ánh sáng được phát ra từ các thiết bị sẽ làm cho các tế bào thần kinh ở mắt căng thẳng và khó chìm vào giấc ngủ. Đó cũng là nguyên nhân chính gây ra chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì.

mất ngủ ở tuổi dậy thì

Do độ tuổi

Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học. Vào độ tuổi 12 đến 18 là độ tuổi phát triển về hình thể cũng như tâm sinh lí ở vị thành niên. Kèm theo đó là một số chứng rối loạn về mặt tâm lý. Đó là nguyên nhân kéo theo chứng khó ngủ ở tuổi dậy thì

Sinh hoạt không không khoa học

Thói quen sử dụng đồ ăn, thức uống không đúng thời gian sinh hoạt khoa học. Và một số sử dụng các đồ uống kích thích có cồn như bia, rượu cũng gây khó ngủ ở tuổi dậy thì.

Do không gian sống ô nhiễm

Chỗ ngủ ồn ào, bụi bẩn cũng là nguyên nhân gây khó ngủ ở tuổi dậy thì.

Căng thẳng trong học tập

Trong cuộc sống, gia đình hay về học tập cũng khiến cho giới trẻ gặp không ít phiền phức gây căng thẳng mà không tìm ra hướng giải quyết.

Áp lực tích tụ từ ngày này qua ngày khác mà không tìm ra hướng giải quyết dần dần gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Tác hại của việc khó ngủ ở tuổi dậy thì

Tuổi dậy thì là tuổi ăn lớn, phát triển, nếu không may bị khó ngủ, mất ngủ thì có thể dẫn đến những tác hại sau:

Không phát triển trí não toàn diện

Cũng giống như hình thể, bộ não được phát triển tốt nhất là lúc con người ngủ. Sau một ngày làm việc mệt nhọc, bộ não phải hoạt động liên tục với những áp lực trong cuộc sống thì ngủ là lúc các tế bào được thả lỏng. Tập trung cho việc tái tạo lại các tế bào giúp bộ não điều hành tốt hơn.

Nếu tình trạng khó ngủ ở tuổi dậy thì diễn ra liên tục thì đầu óc của các bạn ấy sẽ kém minh mẫn, nhạy bén. Suy giảm trí nhớ nên kết quả học tập cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tác hại của việc khó ngủ ở tuổi dậy thì

Dễ lão hoá

Mặc dù tuổi dậy thì là giai đoạn nhan sắc dần được hoàn thiện của mỗi đời con người. Thế nhưng nếu bạn không khéo giữ gìn thì nhan sắc của bạn sẽ xuống cấp trầm trọng. Thời gian lúc ngủ cũng là lúc da được tái tạo và phục hồi những tế bào bị tổn thương.

Nếu giới trẻ bỏ bê tầm quan trọng của giấc ngủ thì sau một năm nhan sắc của họ sẽ dần bị lão hóa ở các tế bào. Khiến cho làn da bị chảy xệ và nhăn nheo. Các vùng ở mắt thâm xì sẽ bắt đầu xuất hiện.

Tâm lý dễ bị kích động

Trẻ bị khó ngủ ở tuổi dậy thì dễ rơi vào trạng thái hoảng loạn và bị kích động trong một trường hợp sự cố bất ngờ xảy ra. Các bạn trẻ ấy khó kiểm soát được hành vi của mình và kết quả thường không tốt đẹp.

Tập trung kém

Khả năng tập trung cho việc học cũng kém, ảnh hưởng xấu đến kết quả học hành

Rối loạn hormone

Khó ngủ ở tuổi dậy thì dẫn đến mất cân bằng hormone. Rối loạn kinh nguyệt và khó kiểm soát cân nặng.

Phát triển chiều cao chậm

Các tế bào và hormone giúp chiều cao tăng trưởng ở cơ thể vị thành niên thường hoạt động tốt vào ban đêm. 

Tác hại của khó ngủ ở tuổi dậy thì

Vì sao tuổi dậy thì thường mắc chứng khó ngủ?

Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, về vóc dáng bên ngoài, hình thể của các em có sự thay đổi rất lớn:

  • Chiều cao được phát triển nhiều so với trước kia. Con gái ngực to ra, bắt đầu có kinh nguyệt. Con trai vỡ giọng, bắt đầu có ria mép.
  • Có rất nhiều em khi dậy thì mặt bị mọc mụn, mụn cám rất nhiều khiến cho các bạn bị lúng túng trước sự phát triển lạ lùng này.
  • Hoặc cảm thấy xấu hổ trước sự phát triển không mấy hoàn mỹ này.

Từ đó gây ra cho trẻ hội chứng tự ti trước đám đông, dần dần trở thành một thói quen xấu. Dấu hiệu trầm cảm cũng từ đó xuất phát, khiến cho các bạn trẻ khó ngủ ở tuổi dậy thì.

Ngoài ra những áp lực về tâm lý của các em nếu không tìm được người giải tỏa thì về lâu dài sẽ ngày càng đè nặng lên. Khiến các em có thể có các hành vi rối loạn về hành động và cảm xúc. Ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc học tập.

Phương pháp cải thiện mất ngủ ở tuổi dậy thì

Khi chứng khó ngủ xuất hiện ở tuổi dậy thì của các con em. Các bậc phụ huynh thường có thói quen ra tiệm thuốc Tây để mua thuốc ngủ. Tuy nhiên theo nghiên cứu của các bác sĩ hàng đầu về khoa thần kinh. Sử dụng thuốc ngủ sẽ làm giảm trí nhớ nhất là đối với những bộ não chưa phát triển hoàn thiện ở tuổi vị thành niên.

  • Hậu quả của việc lạm dụng thuốc luôn khiến cho người dùng cảm giác mệt mỏi, buồn nôn.
  • Nặng hơn nữa là tốc độ phản ứng chậm. Không thể tập trung trong công việc 100%.

Chính vì thế, cha mẹ có thể lựa chọn một trong những cách sau để điều trị chứng mất ngủ ở tuổi dậy thì:

Sử dụng bài thuốc gia truyền

Khi có dấu hiệu khó ngủ ở tuổi dậy thì. Các bậc phụ huynh có thể cho con sử dụng một số thực phẩm từ thiên nhiên như: Tâm sen, chuối xanh, cùi nhãn.

Các thực phẩm này có nhiều trong đời sống xung quanh của chúng ta. Và đặc biệt là nó ít tác dụng phụ, đồng thời còn thanh lọc được cơ thể một phần nào đó.

Phương pháp cải thiện mất ngủ ở tuổi dậy thì

Phương pháp trị mất ngủ

Ngoài ra, để cải thiện chứng khó ngủ ở tuổi dậy thì để tránh một số trường hợp đáng tiếc xảy ra thì chúng ta có thể áp dụng một số phương pháp sau:

  • Sinh hoạt giờ giấc một cách khoa học. Tránh trường hợp thức quá khuya dẫn đến tình trạng thiếu ngủ.
  • Cho trẻ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. Một số bộ môn được ưa chuộng trong việc cải thiện giấc ngủ như: yoga, thiền, bơi
  • Để đánh bay triệu chứng khó ngủ ở tuổi dậy thì, việc tạo cho mình một không gian ưa thích, thoáng đãng, sạch sẽ cũng là điều nên làm.
  • Hạn chế trẻ uống các đồ uống kích thích có cồn và gas như rượu, bia, các loại đồ uống đóng sẵn.
  • Nên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngủ đủ giấc. Tối thiểu là 8 giờ một ngày. Tránh trường hợp ngủ ngày cày đêm. Làm đảo lộn giờ giấc khoa học.
  • Hạn chế sử dụng điện thoại hay các thiết bị thông minh 1 giờ trước khi ngủ. Điều này không chỉ cải thiện được cho bạn giấc ngủ mà còn giúp cho đôi mắt được nghỉ ngơi và bảo hành tốt hơn sau một ngày làm việc mệt nhọc.
  • Việc khó ngủ ở tuổi dậy thì sẽ làm cho chất lượng của đời sống đi xuống. Vậy nên không sử dụng các loại thuốc ngủ bởi chúng có thể kéo dài cơn buồn ngủ của bạn tới tận ngày hôm sau. Dư lượng thuốc ngủ sẽ làm các bạn tuổi teen khó tập trung. Trí nhớ bị giảm sút.
  • Có thể chuẩn bị một số dụng cụ như sách, nhật ký trước khi đi ngủ để giấc ngủ sâu và dài hơn.

Nếu các bạn tuổi teen đang trong tình trạng khó ngủ ở tuổi dậy thì thì có thể áp dụng những phương pháp trên để cải thiện một cách triệt để. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên để ý và chăm sóc, hình thành được cho trẻ một thói quen sinh hoạt khoa học và giờ giấc. Những thói quen lành mạnh này sẽ cải thiện được đời sống của các bạn trẻ theo một chiều hướng tích cực. Chứng mất ngủ sẽ dần dần được chữa trị

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *