Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc do đâu? Cách khắc phục

Các mẹ có biết nguyên nhân vì sao trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc không? Bài viết dưới đây là chi tiết các nguyên nhân và cách khắc phục chứng mất ngủ ở bé hiệu quả mẹ nên tham khảo.

Trẻ ngủ bao nhiêu mỗi ngày là đủ?

Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, giấc ngủ của trẻ con thường kéo dài và lớn hơn so với người trưởng thành.

  • Cụ thể, nếu ở trẻ sơ sinh tầm 1-2 tháng tuổi, giấc ngủ có thể kéo dài đến tận 16 tiếng và tùy vào thời gian bố mẹ bố trí và sắp xếp giờ giấc cho bé.
  • Bé 1 tuổi đến 3 tuổi thì độ dài giấc ngủ được rút ngắn lại, cụ thể là từ 10 đến 13 tiếng mỗi ngày.
  • Còn từ 3 tuổi trở lên đến 9 tuổi, giấc ngủ của mỗi trẻ sẽ tùy vào nhu cầu của mỗi cá nhân.

Do một số tác động bên ngoài kèm với một số chế độ dinh dưỡng khác nhau nên mỗi trẻ sẽ có một giờ giấc sinh hoạt riêng. Tuy nhiên, tình trạng trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc vẫn là nỗi lo lắng của những bậc bố mẹ khi rơi vào tình trạng đó. 

Những bé có giấc ngủ kém, mất ngủ, thiếu ngủ, hay thức đêm, thường chậm lớn hơn, khó chăm sóc và gây khó khăn cho bố mẹ.

Trẻ ngủ bao nhiêu mỗi ngày là đủ

Hiểu được nguyên nhân trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc và những cách xử lý nhanh sẽ giúp con có giấc ngủ tốt hơn.

Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc

Hiện nay, theo nghiên cứu của một số nhà khoa học, có tới 70% cha mẹ cho rằng con họ thường khó ngủ và ngủ không đủ giấc vào ban đêm.

Biểu hiện của trẻ rất khác thường, sẽ có một số triệu chứng xuất hiện như đòi bế và réo lên. Và sau đây là một số nguyên nhân thủ phạm gây ra những hiện tượng trên ở trẻ :

Nhóm trẻ dưới 1 năm tuổi

Theo một số nhà phân tích tâm lí học và một số chuyên gia về dinh dưỡng, khi nghiên cứu về nhóm trẻ em dưới 1 tuổi họ rất bất ngờ về những nguyên nhân gây ra chứng khó ngủ, ngủ không sâu giấc ở trẻ.

Và sau đây là một số nguyên nhân điển hình như:

Bé rơi vào những tuần khủng hoảng

Đây là những tuần trẻ dần phát triển về kỹ năng và tinh thần. Giai đoạn này bé sẽ trở nên cáu gắt, chán ăn hay khóc hờn và đặc biệt là bỏ ngủ. Lúc này giờ giấc sinh hoạt của gia đình và bé sẽ bị đảo lộn.

Để khắc phục tình trạng trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc, bố mẹ nên tìm hiểu ở những chuyên gia có trình độ cao về chăm sóc sức khỏe cũng như tâm lí của trẻ để sẵn sàng chiến đấu với những thời kỳ khó khăn này.

Ướt bỉm, tã lót

Thật không quá đỗi ngạc nhiên khi ướt tã hoặc bỉm cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh khó ngủ ngủ không đủ giấc.

Thời kì này, da trẻ rất mỏng và vô cùng nhạy cảm, dễ kích ứng và mẩn đỏ đối với những chất bẩn xung quanh. Nước tiểu cọ xát lâu trên bề mặt da, làm cho da nóng rát và ngứa ngáy. Đó cũng là nguyên nhân khiến bé vặn mình thường xuyên.

Nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc

Nhóm trẻ 3 – 5 tuổi

Trẻ em ở độ tuổi này rất dễ nhạy cảm với môi trường xung quanh. Chúng luôn muốn tìm tòi và khám phá những hiện tượng xảy ra xung quanh chúng. Đặc biệt, ở độ tuổi này trẻ thường rơi vào tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

Vậy chúng ta cùng tìm hiểu đó là gồm những nguyên nhân nào:

Thay đổi môi trường

Trẻ ngủ chập chờn có thể do bị đánh thức bởi tiếng ồn xung quanh, bởi ánh sáng hoặc do nhiệt độ phòng thay đổi một cách quá đột ngột. Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn so với người trưởng thành.

Vì vậy, khi một trong những yếu tố môi trường xung quanh thay đổi, chúng sẽ chưa thích nghi kịp và gây ra chứng khó ngủ.

Nếu tần suất này kéo dài thì sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng đối với thể lực và phát triển về mặt trí tuệ.

Da của trẻ quá nhạy cảm

Ngoài ra, một nguyên nhân nữa về thay đổi môi trường xung quanh bé đó là ga giường hoặc những bộ đồ mới.

Da của trẻ trong thời kì này cực kì mỏng và nhạy cảm, nếu thay đổi một số thứ quá bất ngờ khiến trẻ chưa thích nghi kịp thì sẽ khiến cho da đỏ ứng và bỏng rát.

Đó cũng là một trong những lí do khiến trẻ bị đánh thức.

Nguyên nhân trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc

Nhóm trẻ từ 6 – 9 tuổi

Nếu tìm hiểu và nghiên cứu hơn về trẻ ở độ tuổi này, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra tâm sinh lí của trẻ dần được thay đổi và có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của bé.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến cho trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc ở độ tuổi này:

Chứng rối loạn lo âu

Bé thường xuyên dậy vào ban đêm cũng là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ có độ tuổi từ 6-9.  Hiện tượng này thường được bắt gặp ở những gia đình có bố mẹ cho con ra ngủ riêng để rèn luyện tính tự lập sớm.

Khi đó trẻ bắt đầu có chứng lo sợ, sợ hãi khi phải tự tìm tòi khám phá trong một không gian riêng mà không có sự bao bọc của bố mẹ.

Đây là một giai đoạn bình thường trong phát triển cảm xúc của một đứa trẻ. Tuy nhiên những rối loạn này sẽ nhanh qua, sau đó sẽ trả lại cho bé một giấc ngủ ngon và sâu, đánh xa cơn khó ngủ đã hành bé trong những giai đoạn đầu.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Thiếu canxi là tình trạng thường gặp ở các trẻ  ít sử dụng các thực phẩm chứa canxi. Thiếu canxi sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng trong quá trình phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ.

Việc phát triển xương khớp sẽ bị kìm hãm từ đó gây ra tình trạng cơ xương khớp bị nhức mỏi, bé trằn trọc, giật mình, khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không được sâu giấc, quấy khóc.

Các biện pháp phòng tránh và khắc phục trẻ khó ngủ

Để phát triển được toàn diện, trẻ không những cần ngủ đủ giấc mà còn phải đảm bảo có được chất lượng giấc ngủ tốt, ngủ ngon, ngủ sâu, ngủ đúng giờ.

Tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến việc trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc thì sẽ có một số biện pháp khắc phục như sau.

Cho bé tập thể dục

Thể dục thể thao nâng cao sức khỏe là hoạt động thường ngày được các bác sĩ khuyến khích thực hiện. Các bài tập thể dục không chỉ được áp dụng ở người trưởng thành mà ngay cả trẻ vừa mới sinh ra.

Chúng ta cũng cần nên có một số bài massage cơ bản cho trẻ để chúng được phát triển một cách toàn diện về thể lực và trí tuệ.

Đối với trẻ từ độ tuổi 3 đến 9 tuổi thì nên tham gia các hoạt động ngoài trời giúp hấp thụ vitamin D, canxi tự nhiên để tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp trẻ ngủ ngon giấc đến sáng hôm sau mà không hề quấy khóc.

biện pháp phòng tránh và khắc phục trẻ khó ngủ

Bố mẹ nên gần gũi với bé trước khi ngủ

Khoa học đã chứng minh, khi trẻ em thường xuyên nói chuyện và tâm sự cùng với bố mẹ thì não bộ sẽ phát triển toàn diện và đầy đủ. Tâm lý sẽ ổn định và dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn.

Cha mẹ hãy để ý về sự thay đổi đang xảy ra trong cuộc sống của trẻ. Điều này sẽ hữu ích để cha mẹ hiểu những gì trẻ đang gặp phải và giúp con vượt qua sự lo lắng.

Trên đây là một số thông tin giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về những nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc. Hy vọng, qua bài viết này bố mẹ sẽ tìm ra được biện pháp cải thiện được tình trạng trẻ khó ngủ ngủ không sâu giấc. Ngoài ra giúp bố mẹ sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chắc để trẻ có thể phát triển được tốt về thể lực và tinh thần.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *