Bệnh mất ngủ không thực tổn là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Do một số nhân tố, tác nhân khiến bạn thường xuyên phải đi ngủ vào lúc 1 – 3h sáng, giấc ngủ rối loạn dẫn đến bệnh mất ngủ không thực tổn. Để chữa trị tại nhà người bệnh có thể dùng thuốc Tây Y và phương pháp gia truyền.

Mất ngủ không thực tổn là gì?

Mất ngủ không thực tổn chính là cụm từ được dùng để chỉ tình trạng giấc ngủ bị rối loạn nhưng không có một nguyên nhân thực thể nào. Đây là căn bệnh khá phổ biến ở nhiều người.

Đa phần có các triệu chứng đó là mất ngủ, ngủ quá nhiều, hay mộng du, luôn cảm thấy bị căng thẳng, trầm cảm, lo lắng. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này thường gặp ở những người phải làm việc ca đêm.

Mất ngủ không thực tổn

Nguyên nhân gây mất ngủ không thực tổn

Khi bị bệnh mất ngủ không thực tổn thì giấc ngủ của người bệnh có sự thay đổi bất thường về thời gian, chất lượng giấc ngủ, hay thay đổi về đồng hồ sinh học. Nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

Do bệnh tật

Đây đặc biệt là nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn giấc ngủ. Hay gặp nhất chính là các bệnh về đau nhức xương khớp, các bệnh về tim mạch, bệnh lý hô hấp làm giảm thể tích sống, lưu lượng thông khí. Và các bệnh lý nội tiết chuyển hóa, huyết áp, viêm phế quản, đầy hơi trướng bụng, rối loạn tiêu hóa….

Ảnh hưởng của môi trường sống

Không gian sống cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, khi mà nhà cửa quá đông người, chật chội. Đặc biệt, khi nhà cửa nhiều tiếng ồn, nhiều bụi bẩn, mất vệ sinh thì sẽ là nguyên nhân gây mất ngủ.

Chế độ ăn uống

Một chế độ ăn uống không hợp lý, thiếu chất thì sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ hằng ngày. Sử dụng quá nhiều rượu bia, chất kích thích có thể gây khó ngủ đặc biệt đối với người cao tuổi. Ăn quá no trước khi ngủ hoặc để bụng đói trước khi ngủ cũng khiến giấc ngủ bị rối loạn.

Chức năng của cơ thể bị suy giảm

Tình trạng này xảy ra đặc biệt đối với người già, khi mà chức năng sinh lý bị giảm một cách đáng kể. Theo như các nghiên cứu chỉ ra rằng, tế bào thần kinh của con người đến năm 25 tuổi sẽ phát triển hoàn chỉnh. Và sau độ tuổi này thì mỗi ngày sẽ có khoảng 3000 tế bào thần kinh bị ảnh hưởng sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều các chức năng của cơ thể trong đó gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Do bị stress

Khi bạn quá stress vì lo lắng, mệt mỏi, bận rộn, các ý nghĩ, gánh nặng, áp lực từ cuộc sống cứ bủa vây bạn khiến thần kinh bạn lúc nào cũng căng như dây đàn. Chắc chắn sẽ là cho bạn bị rối loạn tinh thần, rối loạn khí sắc.

Ngoài ra do một số tác nhân nào đó làm cho hệ thần kinh trung ương bị tổn thương gây ra bệnh trầm cảm cũng gây ra chứng mất ngủ không thực tổn.

Nguyên nhân gây mất ngủ không thực tổn

7 Dấu hiệu của bệnh mất ngủ không thực tổn

Những người bị mắc căn bệnh này thường có các dấu hiệu, triệu chứng sau:

Khó ngủ, trằn trọc không ngủ được

Mất ngủ là dấu hiệu đầu tiên dễ thấy nhất ở bệnh này. Thường những bệnh nhân khi bị bệnh sẽ khó để đi vào giấc ngủ, giấc ngủ cũng không sâu. Họ cũng ngủ ít hơn 5h một ngày và thường bị như vậy khoảng 3 lần trong 1 tuần, thời gian kéo dài hơn 1 tháng.

Việc bị mất ngủ này không phải do người bệnh mắc phải những bệnh lý như tim mạch, hô hấp hay thần kinh, nội tiết. Cũng không phải do người bệnh dùng thuốc và càng không phải là một triệu chứng trầm cảm hay rối loạn lưỡng cực của bệnh tâm thần.

Mất ngủ không thực tổn còn gây ra cảm giác khó chịu, mất nhiều thời gian để ru ngủ. Một số đối tượng ngủ trong trạng thái mơ hồ và không đạt được trạng thái sâu giấc. Người bị mất ngủ kéo dài nếu không được điều trị sớm sẽ biến chứng thành các bệnh mãn tính khó điều trị khác.

Ngủ nhiều

Ở dấu hiệu này, mặc dù người bệnh không bị mắc các bệnh lý thực thể như các bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, nội tiết,…có ảnh hưởng tới giấc ngủ nhưng người bệnh vẫn ngủ nhiều.

Phần lớn những người ngủ quá nhiều trên 10h mỗi ngày và kéo dài trong một khoảng thời gian là dấu hiệu của bệnh mất ngủ không thực tổn.

Không nhiều người quan tâm đến vấn đề này, đôi khi họ cảm thấy phiền toái hoặc mất quá nhiều thời gian cho việc ngủ. Sau khi tỉnh dậy, họ vẫn trong trạng thái cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi.

Rối loạn nhịp thức – ngủ

Nếu gặp phải tình trạng chu kỳ ngủ bị thay đổi diễn biến thất thường thường thức về đêm và ngủ vào ban ngày. Thì đây là tình trạng bệnh thường gặp ở những người phải thường xuyên làm việc xoay ca, thay đổi múi giờ. Việc thức và đi ngủ thay đổi liên tục khiến đồng hồ sinh học trong cơ thể sai lệch.

Tình trạng rối loạn giấc ngủ này khiến người bệnh khó ngủ, mất một thời gian rất lâu mới có thể đi vào giấc ngủ. Đôi khi giấc ngủ không thể đạt đến giai đoạn ngủ sâu, đó là lý do khiến người bệnh luôn trong trạng thái lờ đờ, mệt mỏi.

Dấu hiệu của bệnh mất ngủ không thực tổn

Bệnh mộng du 

Biểu hiện của bệnh mất ngủ không thực tổn là mộng du, nó thường diễn ra ở 1/3 thời gian đầu của giấc ngủ.

Người bị mộng du thường đi ra khỏi giường  trong trạng thái mở mắt thậm chí là nhắm mắt, nét mặt vô cảm, trống rỗng, không nhận biết được trạng thái giao tiếp với mọi người xung quanh. Sau khi thức dậy, người bị mộng du thường không nhớ những gì đã xảy ra.

Bệnh không gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhưng chúng thường để lại những vết thương trong khi di chuyển mà không có ý thức giữa đêm khuya.

Hoảng sợ khi ngủ

Hoảng sợ khi ngủ được xem là một dấu hiệu của bệnh rối loạn giấc ngủ khi người bệnh thường có những cơn hoảng sợ tột độ về ban đêm.

Biểu hiện của dấu hiệu này là người bệnh ngồi dậy hoặc đứng dậy rồi kêu, gào thét. Đồng thời tăng các cử động của cơ thể, tăng sự hoạt động của thần kinh tự trị mạch đập nhanh, hơi thở gấp, đồng tử giãn, đổ mồ hôi. Đôi khi người bệnh cũng sẽ lao ra ngoài như đang cố gắng trốn chạy. Kèm theo đó có thể là gào thét, thời gian kéo dài khoảng 1 – 10 phút.

Thường dấu hiệu này sẽ xảy ra trong khoảng thời gian đầu của giấc ngủ.

Ác mộng

Cùng với việc gặp hoảng sợ khi ngủ thì ác mộng cũng là một dấu hiệu biểu hiện rõ của rối loạn mất ngủ. Chúng gây hoảng sợ, giật mình và khiến người bệnh tỉnh giấc.

Nếu như bị hoảng sợ khi ngủ người bệnh sẽ không nhớ được những điều xảy ra trong giấc mơ thì gặp ác mộng người bệnh lại nhớ được chi tiết những điều xảy ra.

Ác mộng có thể xảy ra khi ngủ vào ban đêm hoặc buổi trưa. Mỗi đêm tình trạng này lặp lại từ 2 – 3 lần khiến cơ thể không có được giấc ngủ sâu gây mệt mỏi kéo dài.

Người bệnh có cảm giác khó thở, đôi khi giống như bị rơi xuống vực sâu, một số phát ra tiếng kêu, một số phản kháng trong im lặng mà người ngoài không nhận biết được.

Người hoảng sợ khi ngủ do mất ngủ không thực tổn sau khi thức giấc thường bị rối loạn cảm xúc, tim đập nhanh, đồng tử giãn, có hiện tượng vã mồ hôi, thở dốc.

Rối loạn giấc ngủ hay gặp lại ác mộng cũng chính là một trong các nguyên nhân gây trầm cảm, suy sụp tinh thần ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng tới cuộc sống.

Dấu hiệu bệnh mất ngủ không thực tổn

Chứng ngủ rũ

Thực thế đây là chứng bệnh hiếm gặp và không nhiều người biết đến bệnh lý này. Ủ rũ thường gây cảm giác buồn ngủ liên tục, đôi khi kéo dài cả ngày.

Chứng ngủ rũ khác với những dấu hiệu ở trên đó là người bệnh sẽ không thể cưỡng lại được cơn buồn ngủ. Họ có thể ngủ bất cứ lúc nào ngay cả khi đang ăn, đang nói chuyện. Điều này gây nguy hiểm rất lớn cho những ai thường xuyên phải lái xe hoặc làm việc trong môi trường xây dựng, cơ khí, kỹ thuật.

Cách điều trị bệnh mất ngủ không thực tổn

Khi đã loại trừ được các nguyên nhân gây ra bệnh mất ngủ không thực tổn thì việc điều trị rối loạn giấc ngủ không thực tổn chủ yếu dựa vào dạng rối loạn giấc ngủ.

Đi ngủ một cách khoa học

Là việc thực hiện một số biện pháp cải thiện giấc ngủ và giới hạn các hành vi không tốt cho giấc ngủ để có một giấc ngủ tốt mà không dùng thuốc.

Sắp xếp giờ ngủ và thức dậy đúng đều đặn (dao động trong khoảng 1 tiếng) trong suốt cả tuần.

Việc ngủ “nướng” không có chất lượng và làm sai nhịp thức-ngủ sinh học tự nhiên. Một số lời khuyên giúp cải thiện vệ sinh giấc ngủ là:

  • Điều chỉnh nhịp thức ngủ
  • Tránh căng thẳng tâm lý, sử dụng các chất gây kích thích, gây hưng phấn, khó ngủ.
  • Xem lại môi trường xung quanh: ánh sáng, âm thanh, thông khí.
  • Không nên ngủ ngày nhiều
  • Đi ngủ vào giờ nhất định mỗi đêm
 

Sử dụng các loại thuốc Tây Y

Mất ngủ không thực tổn được ví như liều thuốc độc bào mòn cơ thể khủng khiếp, do đó để nhanh chóng cải thiện tình trạng này thì ngoài vệ sinh giấc ngủ bạn cũng nên điều trị bằng thuốc.

Cụ thể như thuốc an thần, giải lo âu, chống trầm cảm giúp ngủ ngon hơn và dễ đi vào giấc ngủ tốt hơn. 

Khi sử dụng thuốc bạn phải “thuộc lòng” lưu ý sau, không lạm dụng thuốc, không sử dụng khi đang đi tàu xe hay những người trầm cảm và mẫn cảm với thuốc.

Cách điều trị bệnh mất ngủ không thực tổn

Bài thuốc gia truyền từ cây lạc tiên 

Lạc tiên chứa dược chất saponin, alcaloid và flavonoi được coi là “dưỡng chất vàng” có tác dụng chống trầm cảm, trị chứng lo âu và hồi hộp. Đồng thời, vị thảo tự nhiên này còn giúp tinh thần thoải mái, mang đến ngủ kéo dài ở những người lớn tuổi  rất an toàn mà không để lại tác dụng phụ.

Cách chữa mất ngủ bằng cây lạc tiên: Bạn lấy 15 gam cây lạc tiên phơi khô sắc nước uống thay trà hoặc dùng lá và ngọn non chế biến thành món ăn mỗi ngày.

Để bài thuốc có hiệu quả  bệnh nhân nên sử dụng thường xuyên, tránh trường hợp sử dụng quá liều trong thời gian dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Qua bài viết này bạn đọc sẽ biết được thế nào là mất ngủ không thực tổn, biểu hiện và cách điều trị. Hy vọng với những thông tin trên sẽ là cẩm nang hữu ích giúp bạn biết cách chăm sóc bản thân và những người thân nhằm chia tay những nỗi lo lắng về mất ngủ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *